“Thiểu số gương mẫu”, một cụm từ mang chút hài hước đáng lo ngại; lời phê bình được cải trang gói ghém qua câu khen ngợi. Sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc đối với người châu Á thường mang những chiếc mặt nạ vô hình.
Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng Việt Nam (CvietRC) sẽ trình chiếu bốn video clip Pháp – Anh – Việt về chủ đề phân biệt và kỳ thị chủng tộc đối với người châu Á ở Canada.
Mỗi đoạn phim phản ánh một đề tài khác nhau : cao niên, phụ nữ, thành viên cộng đồng LGBTQIA2+ và thanh thiếu niên.
- Người cao tuổi gốc Việt sống trong viện dưỡng lão hay bệnh viện có lúc phải chịu đựng sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Những câu chuyện này thường chỉ được nghe kể trong khuôn khổ gia đình và bạn bè vì lo âu sợ bị trả thù hoặc ngược đãi.
- Về phía phụ nữ, ngoài việc phân biệt chủng tộc còn có vấn đề phân biệt giới tính. Người phụ nữ châu Á có khi bị nhìn dưới một khía cạnh khiếm nhã. Với thời gian, những định kiến này biến thành một khuôn mẫu điển hình, truyền giữa những thế hệ với nhau (từ mẹ đến con gái).
- Hình thức phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc đối người châu Á trong cộng đồng LGBTQIA2+ càng đáng lên án hơn vì nó mang nhiều xúc phạm. Nạn nhân thường hay nghĩ là sự im lặng sẽ đem lại bình yên. Trong thực tế là họ bị kỳ thị và bị thiệt thòi gấp đôi.
- Vì Cộng đồng người Việt thường được gọi là “thiểu số gương mẫu” nên đa số đều giữ im lặng khi bị chế giễu, khinh khi hay ức hiếp. Thống kê đã chứng minh là rất ít người lên án vấn đề này. Sự phát triển xã hội, văn hóa, và bản thân có thể bị hư hại bởi sự phân biệt chủng tộc mà thanh thiếu niên gốc Việt đã và đang gánh chịu. Những trường hợp này làm cho những người trẻ tuổi phải chịu cảm giác bị từ chối, mất giá trị bản thân, bị gạt ra ngoài lề xã hội; đem đến lòng ghét bõ và bạo lực đối với bản thân và người khác, không kể sự trầm cảm và tổn thương lòng tự trọng. Hậu quả thường dễ dàng dẫn đến sự cô lập. Những trường hợp này đã đẩy một số thanh thiếu niên bỏ học và rời bỏ xã hội.
Dự án này là kết quả của sự hợp tác giữa Cơ quan quan sát hành vi của Trường Công tác xã hội thuộc Đại học Montréal và Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng Việt Nam (CVietRC)
“Chúng tôi chân thành cảm ơn Quỹ Quan hệ Chủng tộc Canada đã hỗ trợ thông qua nguồn tài trợ của Chính phủ Canada.”